Thiếu tướng. GS. TS. Trương Giang Long tận hiến vì sự nghiệp trồng người

 

Thiếu tướng. GS. TS. Trương Giang Long

Tận hiến vì sự nghiệp trồng người

 

Chuyến công tác tại Học viện Chính trị Công an nhân dân đã cho tôi có dịp gặp một người mà nhắc đến ông, là nhắc đến những cống hiến đáng trân trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo vinh quang. Cơ duyên được gặp gỡ trao đổi cùng ông đã giúp tôi cảm nhận rõ hơn hình ảnh về một nhà quản lý, nhà giáo, nhà khoa học nhiệt thành và tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Ông là Thiếu tướng. GS. TS. Trương Giang Long –  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an.

Sinh ra và lớn lên ở miền quê Nga Sơn, Thanh Hóa hoàn cảnh khó khăn khi mồ côi mẹ từ rất sớm, tuổi thơ vô cùng cơ cực, nhưng ông luôn nuôi dưỡng trong mình một ý chí ham học, vượt khó không chùn bước. Khi đó cũng là những năm tháng bom đạn chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Chưa hết cấp 3, với lòng căm thù giặc sâu sắc, như bao thanh niên yêu nước khác, ông lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tuổi thanh xuân của ông gắn liền với những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đất nước hòa bình, ông tiếp tục giấc mơ học tập dang dở của mình. Năm 1981, ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Triết học và bắt đầu những bước đầu tiên của sự nghiệp giáo dục đào tạo vẻ vang.

Nhắc đến Thiếu tướng. GS. TS. Trương Giang Long, các thế hệ học trò luôn cảm mến, yêu quý, kính trọng một người thầy uyên bác, mẫn cán và rất tâm huyết. Học trò luôn cảm nhận được từ ông sự gần gũi, yêu thương nhưng với chính những người ruột thịt. Nhiều năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa Triết học – Xã hội học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ông đã đào tạo cho đất nước nhiều thế hệ học trò, trong đó nhiều người sau này trở thành tướng lĩnh, cán bộ cấp cao của Đảng, lãnh đạo chủ chốt các ngành, địa phương, các nhà trường, viện nghiên cứu. chính tình yêu ngày cháy bỏng đã hun đúc và xây dựng nên bản lĩnh nhà giáo của ông. Chặng đường 20 năm giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và một số trường đại học ở các tỉnh phía Nam ghi dấu những thành tích xuất sắc của ông. Thiếu tướng đã vinh dự được Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nghi nhận, tặng nhiều bằng khen. Nhưng với ông phần thưởng cao quý hơn cả chính là sự kính trọng, tình cảm yêu mến của các thế hệ học trò, đồng nghiệp. Năm 2001, GS. TS. Trương Giang Long được Đảng và Nhà nước điều động công tác tại Tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận chính trị hàng đầu của ĐCS Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng và sau đó là Phó TBT Tạp chí Cộng sản (hàm Thứ trưởng). Ở Tạp chí, Giáo sư đã có nhiều bài báo để lại dấu ấn trong đoàn báo chí. Đặc biệt là hai bài báo: đổi mới quan niệm về sở hữu đã đóng góp tiếng nói vào quá trình xây dựng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tạo dấu ấn tốt; bài Ngăn chặn nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trước thềm Đại hội Đảng các cấp đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội XI, là hồi chuông cảnh tỉnh cảnh báo có sức lay động và làm lan tỏa tích cực. Bên cạnh công việc tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí.

Nguồi: Tạp chí Trí thức và Phát triển

Tags:

Bình Luận (0)

Bài viết liên quan