Học phần là gì? Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ?

Bước chân vào cánh cổng đại học chắc chắn các bạn trẻ sẽ có nhiều bỡ ngỡ, trong đó những thắc mắc như học phần là gì, tín chỉ là gì sẽ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Sau khi đã trải qua kì thi đại học, học sinh sẽ chuẩn bị hành trang để đặt chân vào ngôi trường mà mình mơ ước. Đồng nghĩa với điều đó là các em sẽ phải làm quen với cách học mới. Trong bài viết dưới đây, MIT Uni. sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức quan trọng về chương trình đại học như Học phần là gì, tín chỉ là gì?

Học phần là gì? Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ?
Học phần là gì? Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ?

Học phần là gì? 

Học phần là lượng kiến thức tương đối rộng và thuận lợi để sinh viên vận dụng trong quá trình thực hành. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được tổ chức dạy đầy đủ và phân bổ đều trong một học kỳ.

Kiến thức trong từng học phần được gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng biệt thành một phần của môn học hay được kết cấu dưới dạng tổ hợp của các môn học. Mỗi học phần sẽ được đánh dấu bởi một mã số riêng mà trường quy định.

Phân loại học phần

Học phần bắt buộc là loại học phần bao gồm các nội dung kiến thức cơ bản, cốt lõi của từng chương trình, thể hiện một số nội dung đặc thù không thể thiếu của ngành đào tạo và yêu cầu sinh viên phải tích lũy. Nội dung của từng học phần sẽ là cơ sở giúp sinh viên có kiến thức căn bản về những học phần đó.

Học phần tự chọn là loại học phần bao gồm những nội dung kiến thức cần có, sinh viên được tự chọn các học phần theo ý mình nhằm đa dạng hướng chuyên môn, qua đó giúp sinh viên tiếp xúc được với nhiều kiến thức chuyên môn với hướng mở và phong phú nội dung để phục vụ nghiên cứu hoặc làm cho sinh viên sau khi ra trường nếu đã hoàn tất việc tích lũy đủ số lượng tín chỉ tối thiểu cho một Chương trình đào tạo đại học.

Phân loại học phần
Phân loại học phần

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ còn là định mức đối với các học phần cũng như nội dung của từng môn học. Trong đó, mỗi tín chỉ được tính trên tổng số giờ thực tập, lý thuyết hay việc làm tiểu luận của từng sinh viên. Tất cả những tiêu chí trên đã được áp dụng trong hệ thống tín chỉ tại Việt Nam nơi sinh viên theo học.

Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ?

Ưu điểm của hình thức đào tạo theo tín chỉ

Sinh viên được linh động về thời gian tốt nghiệp

Với phương thức đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào số tín chỉ mà sinh viên đã tích lũy. Có nghĩa, nếu sinh viên nào tích luỹ được nhiều tín chỉ thì sẽ tốt nghiệp càng sớm. Sinh viên có thể tốt nghiệp trong 3,5 hoặc 4, 5 năm tùy theo sức học và năng lực của sinh viên.

Linh hoạt thời gian học

Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên được tự do chọn môn học và thời gian học phù hợp cùng nhu cầu của mình. Nhưng cần lưu ý để sắp xếp các lớp học không bị chồng chéo lên nhau. Hình thức đào tạo này sẽ tạo nhiều cơ hội cho sinh viên, nhất là người có quê ở xa hoặc phải đi thực thành để làm thêm. 

Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ?

Những điều cần biết về Học phần và Tín chỉ?

Tạo sự linh hoạt về số lượng môn học và ngành học

Đối với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ sẽ linh hoạt hơn về các môn học, gồm có khối kiến thức chung và khối kiến thức chuyên sâu cho từng lĩnh vực riêng. Theo quy định, có thể hiểu môn kiến thức chung là môn học bắt buộc dành cho học sinh toàn khóa khi có sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về kiến thức chuyên môn có thể được sử dụng cho các ngành đào tạo theo kiến thức chuyên sâu của từng ngành. Sinh viên có thể tham khảo ý kiến từ giáo viên hay cố vấn học tập để lựa chọn môn học thích hợp.

Ưu điểm hình thức đào tạo theo học phần là gì?

Chủ động chọn học phần

Phương thức đào tạo theo học phần sẽ giúp người học có thể chủ động lựa chọn học phần mình theo học theo nhu cầu và sở thích của cá nhân mà không bị gò bó theo những môn học mà bản thân không muốn học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa.

Chủ động chọn học phần theo nhu cầu và sở thích sinh viên

Chủ động chọn học phần theo nhu cầu và sở thích sinh viên

Linh hoạt về môn học

Chương trình đào tạo theo học phần tín chỉ bao gồm học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Vì vậy, để tìm được những môn thích hợp với bản thân và đáp ứng các nhu cầu về một văn bằng nhằm hỗ trợ phát triển nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên nên tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc cố vấn học tập.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể dễ dàng thay đổi những môn đã theo học khi cảm thấy cần thiết trong quá trình làm việc mà không phải học lại từ đầu.

Linh hoạt về thời gian ra trường

Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đủ số lượng tín chỉ do trường quy định. Do vậy, họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng của cá nhân.

Linh hoạt thời gian tốt nghiệp

Linh hoạt thời gian tốt nghiệp

Những lưu ý khi đăng ký học phần là gì?

*   Đăng ký học phần cũng là một khâu hết sức quan trọng của quá trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

*   Sinh viên cần tìm hiểu kĩ chương trình đào tạo để lựa chọn học phần thích hợp.

*   Đăng ký không đúng với năng lực thực tế của bản thân, dễ dẫn đến kết quả học tập kém và sẽ bị buộc thôi học.

Tân sinh viên khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi thêm từ những anh chị đi trước, hay tham khảo ý kiến từ chính cố vấn học tập của mình. Đặc biệt, sinh viên nên tranh thủ tối đa thời gian quy định đối với việc hoãn thi, rút ngắn học phần hoặc đi học thêm, học vượt cấp, học kéo dài.

Tạm kết

Những chia sẻ trên có lẽ đôi phần giúp bạn hiểu rõ thêm khái niệm học phần là gì? Tín chỉ là gì? Những điều cần biết về Học phần và tín chỉ? Bởi từ đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và đăng ký học phần. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ trong việc học, đừng ngần ngại liên lạc với MIT Uni. để được hướng dẫn!

Tags:

Bình Luận (0)

Bài viết liên quan