Chính thức gia nhập ngôi nhà MIT University Vietnam (MIT Uni.) từ tháng 9/2022, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Luật – Viện trưởng Viện Sau đại học và Đào tạo ngắn hạn thổi một “làn gió mới” đầy năng lượng bổ sung vào đội ngũ Giảng viên chất lượng của trường. Cuộc trò chuyện ngắn cùng Thầy Luật để hiểu sâu hơn về phong cách làm việc và xa hơn những trăn trở trong công tác giáo dục:
Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Vũ Luật,
Rất vui được trò chuyện cùng Thầy trong một ngày tháng 11, trong không gian khá thoáng đãng và nhiều cây xanh của MIT Uni., hy vọng phần nào giúp cuộc trò chuyện gần gũi, thoải mái hơn và nhận được những chia sẻ giá trị từ Thầy.
Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ tại Hàn Quốc, mình cũng phải cân nhắc rất nhiều chuyện ở hay về, hay đi một quốc gia khác. Một trong những lí do quan trọng để mình đưa ra quyết định về Việt Nam là sau khi trải nghiệm đại dịch Covid-19, có con và chăm con trong bối cảnh ấy. Khoảng thời gian đó là khoảng thời gian mình nghĩ về gia đình, quê hương nhiều hơn bao giờ hết. Mình đã hạ quyết tâm là phải về Việt Nam dù sớm hay muộn!
Và đợt tuyển dụng của MIT Uni. đã hiện thực hóa quyết tâm của mình nhanh hơn so với dự định. Đó là cái hữu duyên để chúng ta thuộc về nhau! *cười* Tuy nhiên, cái duyên này đa phần là do Covid-19 mang lại, gây bao đau thương cho người dân mình, đất nước mình, làm mình rất không thích nó nên gọi nó là vô duyên. Vì vậy có thể nói đây là Một cái duyên rất… vô duyên! :))
Nhắc đến nghệ nhân, chúng ta thường nghĩ ngay tới những người rất giàu kinh nghiệm trong một ngành nghề truyền thống nào đó, và có thể nói, để được gọi là “nghệ nhân”, họ chắc hẳn phải là những người gắn bó và… sống chết với nghề. Tuy rất hân hạnh được đóng góp sức trẻ của bản thân vào công cuộc sửa xây, phục vụ, phát triển tại MIT; nhưng đây cũng là điều mình lo lắng vì bản thân còn cần trau dồi thật nhiều hơn nữa. Tóm lại, trong công việc nhất định phải hết mình, với tổ chức nhất định phải hết sức cho tới khi cảm thấy nơi ấy cần một “làn gió mới” mới hơn nữa.
Biết đâu chỉ một vài năm nữa MIT sẽ không chỉ trở thành ngọc tốt, mà còn đào tạo ra được những nghệ nhân chuyên tạo ngọc. Lúc đó, MIT với vai trò là nhà điêu khắc sẽ làm nên những “tác phẩm” giá trị gấp bội, tất nhiên vẫn phải phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của NHG (Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng) nói chung và MIT Uni. nói riêng.
Cảm ơn bạn vì đã cho mình từ “trẻ”, nhiều người nói mình già lắm *cười*. Đúng là ở MIT hiện tại thì mình thuộc top trẻ tuổi thật, nhưng so với những nơi khác thì chuyện trẻ tuổi này cũng phải xem lại một chút.
Tiến sĩ trẻ điển trai và tấm bằng danh giá tại xứ sở kim chi
Nói chung, người trẻ thường sẽ giàu năng lượng và nhiệt huyết, không ngại thay đổi để thích nghi. Khó khăn như đã đề cập, đó là việc thiếu trải nghiệm thực tế. Kiến thức là không giới hạn, nên mình chỉ hơi e ngại một điều rằng với những người mới tốt nghiệp trở về nước, đang trong giai đoạn tái hòa nhập như mình thì chưa đủ độ “chín” để có thể truyền tải hết những thông điệp, những kiến thức đã tích lũy đến các bạn sinh viên. Chính vì thế, mình sẵn sàng đồng hành, học cùng với các bạn trong tâm thế của một sinh viên năm nhất, cũng như học từ đồng nghiệp như một sinh viên mới ra trường.
Công nghệ – kỹ thuật và những tiến bộ của công nghệ cung cấp cho ta công cụ để phục vụ cho mục đích phát triển của con người. Chúng có thể được áp dụng dựa trên những kiến thức, quy trình, quy luật đã biết và có thể lập trình sẵn nhưng sáng tạo thì không thể, cảm xúc thì không thể, cảm hứng lại càng không. Mà con người phải có những điều này. Chính vì vậy vai trò của Thầy Cô và trường học là ở chỗ giúp học trò trưởng thành về mặt kiến thức, tri thức đồng thời phát triển toàn diện như có tình yêu thương, ý chí kiên cường, không ngừng học hỏi, tinh thần học tập suốt đời,… đặc biệt phải có khả năng lao động và đổi mới sáng tạo.
Muốn người học đổi mới – sáng tạo, thì chính bản thân mỗi người thầy trong môi trường giáo dục đại học cũng phải không ngừng đổi mới, đặc biệt là về phong cách và văn hóa làm việc. Muốn không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng 4.0 này, thì phong cách và văn hóa làm việc cũng phải tương xứng với 4.0 thậm chí là 5.0, chứ không thể giữ mãi phong cách, văn hóa làm việc của 0.4.
Do vậy, mình nghĩ rằng trách nhiệm của người thầy trước hết là phải định vị bản thân, xem mình đang ở đâu, phong cách làm việc của mình có phù hợp với Gen Z – một thế hệ của công nghệ, của kỹ thuật, có nhiều sáng tạo và không ngại đổi mới.
Đồng thời, phong cách làm việc của người thầy cũng cần phải phù hợp với điều kiện của nhà trường trong hiện tại, hay định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai…v.v. Quan trọng hơn hết là người thầy có sẵn sàng, chấp nhận thay đổi phong cách làm việc của mình để đáp ứng yêu cầu trong xu thế mới!?
Mỗi người thầy, cô/cán bộ-nhân viên trong trường tích cực thay đổi sẽ góp phần làm Nhà trường đổi mới.
Thực sự là cơ hội vì định hướng phát triển của MIT Uni. là trường đại học thông minh, có đầu tư trọng điểm về các lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật. Công nghệ càng phát triển, giáo dục “làm chủ công nghệ” càng trở nên quan trọng. Nhưng lại lặp lại giống câu hỏi trước, nếu chúng ta chậm thay đổi trong phong cách, văn hóa làm việc, đó sẽ là thách thức.
Giả sử chúng ta tiếp cận theo góc độ thông tin, thì giáo dục phải gồm 3 thành phần: người gửi, người nhận và nội dung. “Sinh mệnh” của giáo dục phải được quyết định bởi 3 thành tố này. Chất lượng của cả người dạy và người học đều phải cần được quan tâm và chú trọng.
Ở vị trí hiện tại, điều mình trăn trở nhất thiên về yếu tố người học (cả về số lượng lẫn chất lượng). Đối tượng phục vụ chính của Viện Sau đại học và Đào tạo ngắn hạn là sinh viên và giảng viên. Có thể nói sinh viên là khách hàng của mình, thầy cô giảng viên là đối tác. Hi vọng rằng Viện sẽ luôn là một mảnh ghép tích cực trong bức tranh phát triển của MIT Uni. nói riêng và NHG nói chung.
Cảm ơn Thầy vì những chia sẻ đầy tâm huyết. Mến chúc Thầy nhiều sức khoẻ, niềm vui và thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống!