Trường Đại học Công nghệ Miền Đông tổ chức chuyên đề “Tập huấn kỹ năng AI trong giảng dạy” với sự tham gia của hơn 120 giáo viên THPT

“Chúng tôi không chỉ học về AI mà còn cảm nhận được tinh thần sáng tạo và đổi mới không ngừng. Đây là một môi trường lý tưởng để cập nhật công nghệ và cũng là nơi mà tôi tin rằng học sinh sẽ có nhiều cơ hội phát triển khi theo học. Rất mong MIT Uni. tổ chức thêm nhiều chương trình tương tự trong tương lai” – cô Cáp Thị Thu Hiền chia sẻ khi tham gia Tập huấn.

Sáng ngày 16/2 vừa qua, tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông – MIT Uni. đã diễn ra chương trình Tập huấn chuyên đề “Ứng dụng kỹ năng AI vào giảng dạy” với sự tham gia của hơn 120 giáo viên từ các trường THPT trong khu vực. Chương trình đem lại nhiều giá trị, cung cấp những kiến thức và kỹ năng thiết thực giúp thầy cô tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả học tập và sáng tạo trong giáo dục.

Toàn cảnh chương trình Tập huấn Ứng dụng AI vào giảng dạy
Toàn cảnh chương trình Tập huấn Ứng dụng AI vào giảng dạy

Giá trị nổi bật từ chương trình:

  • Tiết kiệm thời gian: AI hỗ trợ soạn giáo án, thiết kế bài giảng trực quan và kiểm tra đánh giá nhanh chóng, giúp thầy cô tập trung hơn vào chất lượng giảng dạy.
  • Tăng tính sáng tạo: Các công cụ AI giúp tạo hình ảnh minh họa sinh động, thiết kế bài giảng hấp dẫn và thu hút học sinh tốt hơn.
  • Ứng dụng công nghệ hiệu quả: Làm chủ AI không còn xa vời, thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng để cá nhân hóa nội dung giảng dạy theo từng đối tượng học sinh.
  • Kết nối và chia sẻ: Đây không chỉ là buổi học, mà còn là dịp để thầy cô giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp và chuyên gia về giáo dục.
PGS. TS Phạm Văn Song - Hiệu trưởng MIT Uni. - Phát biểu khai mạc Tập huấn chuyên đề
PGS. TS Phạm Văn Song – Hiệu trưởng MIT Uni. – Phát biểu khai mạc Tập huấn chuyên đề
PGS. TS Phạm Văn Song - Hiệu trưởng MIT Uni. - Giới thiệu tổng quan về trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trong giáo dục và xu hướng phát triển trong tương lai
PGS. TS Phạm Văn Song – Hiệu trưởng MIT Uni. – Giới thiệu tổng quan về trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng trong giáo dục và xu hướng phát triển trong tương lai

Trải nghiệm thực tế cùng các công cụ AI:

  • Text to Image: Giúp giáo viên tạo ra các hình ảnh trực quan, sinh động để minh họa cho nội dung bài giảng.
  • Text to Speech: Hỗ trợ giáo viên tạo ra các đoạn âm thanh sống động, giúp bài giảng thêm phần hấp dẫn và dễ hiểu.
  • Text to Video: Công cụ mạnh mẽ giúp chuyển hóa nội dung văn bản thành các video học tập trực quan, sinh động.
  • Tạo bài hát từ AI: Mang đến sự sáng tạo trong việc thiết kế các bài học bằng cách tạo ra các bài hát phục vụ cho giảng dạy ngôn ngữ, văn học.
  • Công cụ phát hiện bài viết của AI: Giúp giáo viên kiểm tra độ nguyên bản của bài viết, tránh tình trạng học sinh lạm dụng AI.
Các thầy cô giáo viên tích cực tham gia học hỏi tại buổi tập huấn
Các thầy cô giáo viên tích cực tham gia học hỏi tại buổi tập huấn

Buổi tập huấn có sự dẫn dắt của PGS. TS. Phạm Văn Song – Hiệu trưởng MIT Uni., người đã mang đến cho các thầy cô giáo một cái nhìn toàn diện về cách Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo giáo dục và cách ứng dụng công nghệ này vào thực tế giảng dạy.

ThS. Phan Thị Kim Tuyến - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh - Truyền Thông MIT Uni. trình bày về Ứng dụng AI trong thiết kế bài giảng
ThS. Phan Thị Kim Tuyến – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh – Truyền Thông MIT Uni. trình bày về Ứng dụng AI trong thiết kế bài giảng

Bên cạnh đó là phần hướng dẫn thực hành đến từ ThS. Phan Thị Kim Tuyến – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh- Truyền thông MIT Uni. về Ứng dụng AI trong thiết kế bài giảng, cách sử dụng AI để soạn giáo án, tạo hình ảnh minh họa, thiết kế bài giảng sinh động khi kết hợp giữa các AI như Gemini, Gamma,… đã mang đến nhiều trải nghiệm thực tế và phương pháp ứng dụng hiệu quả.

Chia sẻ từ giáo viên tham gia:

“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng AI có thể hỗ trợ việc giảng dạy hiệu quả đến vậy. Nhờ buổi tập huấn tại MIT Uni., tôi đã hiểu rõ hơn về cách ứng dụng AI để tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng giảng dạy.” – Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo viên THPT Dầu Giây.

Nhiều thầy cô bày tỏ mong muốn có thêm nhiều buổi tập huấn như thế này để tiếp tục cập nhật công nghệ và áp dụng vào thực tế. “Sự kiện hôm nay không chỉ mang lại kiến thức mà còn là cơ hội để chúng tôi kết nối, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đến với MIT Uni., chúng tôi không chỉ học về AI mà còn cảm nhận được tinh thần sáng tạo và đổi mới không ngừng.” – Cô Cáp Thị Thu Hiền.

Các thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại Sự kiện
Các thầy cô chụp ảnh lưu niệm tại Sự kiện
Các thầy cô nhận Giấy chứng nhận "Ứng dụng kỹ năng AI vào giảng dạy"
Các thầy cô nhận Giấy chứng nhận “Ứng dụng kỹ năng AI vào giảng dạy”

MIT Uni. tin rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ, giáo dục sẽ ngày càng phát triển theo hướng đổi mới và hiệu quả. MIT Uni. sẽ tiếp tục đồng hành cùng các nhà giáo, mang đến nhiều chương trình đào tạo, hội thảo chuyên đề bổ ích, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của nền giáo dục hiện đại hơn nữa, góp phần xây dựng một thế hệ giáo viên thời đại số đầy bản lĩnh và sáng tạo!

Cùng MIT Uni., kiến tạo tương lai giáo dục bằng công nghệ AI!

Bình Luận (0)

Bài viết liên quan