Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni) đào tạo ngành logistics và hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cho dự án Sân bay quốc tế Long Thành.
Khi đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào cuối năm 2026, Sân bay Quốc tế Long Thành dự kiến cần khoảng 13.000 lao động, trong đó, cần hơn 5.300 người trình độ đại học. Các vị trí này tập trung ở các lĩnh vực như điều hành, quản lý sân bay, quản lý xăng dầu, quản lý an ninh, thợ kỹ thuật, điện, vận tải hàng không, khai thác thiết bị kỹ thuật nhà ga, kỹ thuật bay…
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án này, MIT Uni xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo trọng điểm, bao gồm: Quản trị Hàng không và ngành Logistics; Quản lý chuỗi cung ứng. Sinh viên tốt nghiệp các ngành này có thể đảm nhận các vị trí Quản trị sân bay, Quản trị an toàn hàng không, Quản lý dữ liệu hãng hàng không; Quản trị nhân sự; Chuyên viên nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong hàng không…
Bên cạnh đó, MIT Uni đào tạo loạt ngành nghề phụ trợ như Quản trị Kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kế toán, Công nghệ Thông tin và Công nghệ Kỹ thuật Ô tô. “Những chuyên ngành này hỗ trợ thiết yếu cho sự vận hành suôn sẻ của một sân bay hiện đại“, đại diện trường chia sẻ.
Đồng thời, trường cải tiến chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, tập trung trang bị ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như giao tiếp ứng xử, thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện, ứng dụng trí tuệ nhân tạo… cho sinh viên. MIT Uni cũng chú trọng giáo dục thái độ chuyên nghiệp, kỷ luật qua hoạt động rèn luyện nền nếp, chuyến đi thực tế.
Đại diện trường chia sẻ, với những nỗ lực này, MIT Uni có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong tương lai của sân bay quốc tế Long Thành – dự án hạ tầng cấp quốc gia. “Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể vững vàng bước vào các cơ hội việc làm tiềm năng tại công trình trọng điểm này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam“, vị đại diện nói thêm.
Năm học 2024-2025, MIT Uni triển khai gói học bổng cho đào tạo nhân lực phục vụ sân bay quốc tế Long Thành trị giá 2.000.000đ mỗi suất, song song với học bổng tạo động lực trị giá 6.000.000đ mỗi suất. Theo đó, tân sinh viên ngành Quản trị Hàng không và ngành Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội nhận tổng học bổng là 8.000.000 đồng. Như vậy, mức học phí học kỳ một tại trường chỉ còn 2.100.000 đồng.
Trung tâm Tuyển sinh – Truyền thông