Trong việc lựa chọn ngành học, nhiều bạn vẫn còn thắc mắc “Có phù hợp với ngành Quản Trị Kinh Doanh không?”. Vì thế trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm câu trả lời nhé.
Ngành Quản Trị Kinh Doanh là một trong những ngành học chủ chốt trong nền kinh tế. Hiện nay, ngành học này thu hút rất nhiều sinh viên đăng ký bởi sự ứng dụng ngành rất rộng và nhu cầu thị trường kinh tế đang tăng lên cao trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hãy cùng MIT Uni. tìm hiểu xem bạn có phù hợp với ngành Quản Trị Kinh Doanh không trong bài viết này nhé!
Quản Trị Kinh Doanh là gì?
Ngành Quản Trị Kinh Doanh là gì?
Quản Trị Kinh Doanh là việc thực hành quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của một công ty như xem xét và sáng tạo các hệ thống, quy trình và phát huy tối đa hiệu quả của người quản lý. Quản Trị Kinh Doanh là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều chuyên ngành thuộc nhóm quản lý và kinh doanh.
Nói đến Quản Trị Kinh Doanh, người ta thường nói đến Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp, cùng với nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân sự, ngành kinh tế quốc tế, ngành thương mại, ngành quản trị truyền thông và marketing…
Đặc thù của Quản Trị Kinh Doanh
Trong hoạt động kinh tế, kinh doanh mục đích cuối cùng là tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức, tạo ra giá trị lớn cho xã hội. Quản Trị Kinh Doanh phải đảm bảo đạt được các mục tiêu trên. Quản Trị Kinh Doanh không nhằm can thiệp và quản lý toàn bộ tổ chức mà chỉ thực hiện các hành động quản lý quy trình nghiệp vụ nhằm duy trì tiến độ và phát triển các hoạt động kinh doanh của một công ty hoặc của tổ chức.
Các hoạt động khác liên quan bao gồm xây dựng trình kinh doanh, hệ thống kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa hiệu suất để tạo thêm doanh thu kinh doanh. Điều quan trọng nhất trong nghiên cứu kinh doanh là phát triển các chiến lược, chiến thuật và kế hoạch để định hướng cho công ty/tổ chức trong tương lai. (Có trường hợp thiết lập chiến lược, chiến thuật để công ty/tổ chức không bị phá sản và tiếp tục hoạt động).
Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh sau khi tốt nghiệp
Năm 2016 là năm ghi nhận nhiều bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế khu vực trong mối quan hệ với việc hình thành cộng đồng kinh tế khu vực và toàn cầu. Điều này dẫn đến hàng loạt chính sách thương mại mới cần thúc đẩy, thu hút nhân tài mới trong khu vực để tạo ra chuyển động mới tại các quốc gia tiềm năng về con người, tài nguyên và đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam là rất cần thiết.
Học Quản Trị Kinh Doanh ra làm gì?
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, riêng TP.HCM từ năm 2020 đến 2025 sẽ cần khoảng 270.000 việc làm liên quan đến doanh nghiệp và quản lý như là:
* Chuyên viên Marketing
* Chuyên viên kinh doanh
* Chuyên viên quan hệ khách hàng
* Chuyên viên nghiên cứu thị trường
* Chuyên viên tư vấn quản trị thương mại
* Quản lý doanh nghiệp
* Giám đốc điều hành
* Giám đốc phòng tài chính tại các công ty và tập đoàn
Xóa tan quan niệm học Quản Trị Kinh Doanh dễ, ra trường không có việc làm
Quản Trị Kinh Doanh là một nghề có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng
Trong khối ngành kinh tế, Quản Trị Kinh Doanh là chuyên ngành được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Vậy làm thế nào chúng ta có thể nổi bật và tiến về phía trước?
Quản Trị Kinh Doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn
Đối với ngành Quản trị Kinh Doanh, tiêu chí đánh giá thăng tiến luôn dựa trên hiệu quả công việc, trình độ, hiệu quả công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì vậy, những kỹ năng mềm như quản lý thời gian, xử lý tình huống,… cần luôn được học hỏi và rèn luyện. Quan trọng nhất, hãy xác định rõ ràng mục tiêu và con đường sự nghiệp của bạn để bạn biết mình cần phải làm gì.
Công việc năng động sáng tạo
Thoạt nhìn, bối cảnh ngành Quản Trị Kinh Doanh liên quan đến các gói công việc lặp đi lặp lại tẻ nhạt và không có cơ hội cho sự sáng tạo. Nhưng sự thật lại khác. Với rất nhiều chuyên ngành phụ, có rất nhiều cơ hội để khám phá các gói công việc khác nhau. Kinh doanh là hoạt động đổi mới hàng ngày, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa. Do đó, một người học Quản Trị Kinh Doanh giỏi phải biết tự làm mới mình, có cách làm việc sáng tạo để đảm bảo công việc hiệu quả, đổi mới.
Xóa tan quan niệm học Quản Trị Kinh Doanh dễ, ra trường không có việc làm
Đa dạng công việc
Cụm từ Quản trị khiến cho ai ai lầm tưởng về một vị trí cấp bậc cao, một ngành nghề đẳng cấp, nên họ nghĩ rằng cơ hội làm việc là rất ít, đặc biệt là cho sinh viên mới ra trường. Con đường sự nghiệp tương lai cho những ai thuộc ngành Quản Trị Kinh Doanh có rất nhiều lựa chọn. Các lĩnh vực mà các sinh viên có thể quan tâm khi theo đuổi ngành này gồm có:
* Chuyên viên, quản lý kinh doanh.
* Chuyên viên, quản lý marketing.
* Chuyên viên, quản lý Digital Marketing.
* Thương mại điện tử.
* Business Development Phát Triển Kinh Doanh.
* Quản lý các kênh truyền thông – Quan hệ công chúng.
* Quản trị nhân sự .
* Phát triển văn hóa – nhân sự
* Phân tích và quản lý tài chính – kế toán.
* Chuyên gia pháp lý.
* Quản lý quan hệ đối tác.
* Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận
Xóa tan quan niệm học Quản Trị Kinh Doanh dễ, ra trường không có việc làm
Những kỹ năng cần bổ sung khi học ngành Quản Trị Kinh Doanh?
Đó là lý do tại sao chúng ta nên hiểu bản chất của ngành lãnh đạo, nhưng làm thế nào để biết bạn có phù hợp với ngành này hay không? Đó là một ngành tuyệt vời dành cho những bạn trẻ có “máu kinh doanh” và đam mê khởi nghiệp. Đam mê là điều tốt, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần có những kỹ năng cơ bản để dễ dàng thành công trong công việc. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản mà bạn có thể dựa vào để xác định xem mình có phù hợp với ngành này hay không.
* Sự hoạt bát, linh động và linh hoạt.
* Chủ động hoàn thành mọi công việc được giao.
* Có tính kỷ luật tốt.
* Có thể làm việc dưới cường độ áp lực cao.
* Chăm chỉ, siêng năng, cần cù.
* Có ý thức trách nhiệm cao
* Tinh thần cầu thị, cầu tiến.
* Có bản lĩnh và tố chất làm lãnh đạo.
Những kỹ năng mềm của ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ngoài những phẩm chất này, bạn cũng phải cải thiện các kỹ năng cứng và mềm của mình để có một sự nghiệp tốt hơn trong ngành. Cùng tham khảo một số kỹ năng gợi ý cho bạn dưới đây:
* Kỹ năng làm việc nhóm.
* Kỹ năng đàm phán với đối tác, thương lượng; thuyết trình trước mặt đám đông.
* Khả năng quản lý cảm xúc.
* Kỹ năng quản lý thời gian.
* Kỹ năng Marketing, bán hàng.
* Tư duy phản biện.
* Tư duy về cách tổ chức và tư duy lãnh đạo.
* Thấu hiểu người, thấu hiểu nhu cầu của họ
* Phân tích số liệu, thị trường.
* Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang kinh doanh.
* Phân tích lớp đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thuận lợi và khó khăn khi làm việc trong ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ý thức về chiến lược và cách tiếp cận giải pháp phù hợp là cần thiết để công ty phát triển hơn nữa trước áp lực hoạt động kinh doanh từ sự cạnh tranh với nhiều lĩnh vực khác. Công việc kinh doanh tất nhiên không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đi đúng hướng mà chúng ta muốn.
Bạn phải đối mặt với thất bại vì không đạt được mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, hoạt động sản xuất hay toàn bộ nhà máy của bạn bị đình trệ. Bên cạnh đó, quản lý nguồn nhân lực và tài chính không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do nguồn nhân lực và tài chính hạn chế trong tổ chức.
Tuy nhiên, thành công luôn được công nhận. Đầu tiên, đó là hệ thống quản lý hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp phát triển mạnh và mang lại nhiều doanh thu cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Điều đó thật tuyệt. Và những vị trí và cấp bậc cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.
Thuận lợi và khó khăn khi làm việc trong ngành Quản Trị Kinh Doanh
Đối với cử nhân ngành Quản Trị Kinh Doanh mới ra trường, con đường sự nghiệp rất khó khăn đối với nhiều bạn trẻ. Công việc đầu tiên của bạn có thể là một công việc bán hàng đơn giản, hoặc bạn có thể cảm thấy nhàm chán với công việc đó. Tuy nhiên, nếu bạn đủ tích cực, bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Tạm kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin về ngành Quản Trị Kinh Doanh có phù hợp với bạn không? Nếu bạn đã có câu trả lời rồi thì hãy cố gắng ôn luyện thật tốt để đạt được nó nhé! Nhưng nếu bạn còn thắc mắc về ngành học này thì hãy liên hệ trường Đại học Công Nghệ Miền Đông để được giải đáp nhé!
Xét tuyển đại học chính quy năm 2023
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến ngay!
Liên hệ để được tư vấn về ngành nghề:
Trung tâm Tuyển sinh – Truyền thông
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT University Vietnam)
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, KP Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Hotline: (02513) 772 668 | 0981.767.568
Website: tuyensinh.mit.vn
Mail: tuyensinh@mit.vn
Trung tâm Tuyển sinh – Truyền thông