Giới thiệu

PHÒNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THƯ VIỆN

  1. VAI TRÒ, CHỨC NĂNG

Phòng Quản lý cơ sở vật chất là đơn vị giúp việc, tham mưu cho Ban Giám hiệu, đồng thời là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý CSVC, CNTT và thư viện; thực hiện việc quản lý tài sản của Nhà trường, đảm bảo CSVC hiệu quả và luôn trong tình trạng sử dụng tốt; khai thác cơ sở vật chất thừa công năng sử dụng để tạo nguồn thu; thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, trật tự, an ninh, cảnh quan các cơ sở của Trường luôn xanh, sạch, đẹp; tổ chức triển khai và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, an ninh, an toàn dữ liệu, thư viện; triển khai và phát triển các giải pháp công nghệ thông tin và thư viện phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu và quản trị của Nhà trường.

  1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
  2. Tham mưu cho Ban Giám hiệu
  1. Xây dựng bộ quy chuẩn CSVC (bao gồm: cơ sở hạ tầng, cảnh quan, trang thiết bị dạy và học,…); tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị dạy và học phù hợp quy định về tiêu chuẩn CSVC trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  2. Cập nhật xu hướng cơ sở vật chất trong giáo dục đại học;
  3. Xây dựng, triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển CNTT và thư viện theo định hướng phát triển của Nhà trường;
  4. Các giải pháp, nền tảng kỹ thuật mới cho lĩnh vực giáo dục nói riêng và lĩnh vực quản lý, điều hành nói chung, để có thể ứng dụng và nâng cao năng suất, hiệu quả, đảm bảo vị trí dẫn đầu cho các hoạt động của Nhà trường;
  5. Phát triển nguồn tài nguyên thông tin với nhiều định dạng từ các nguồn trong nước và quốc tế;
  6. Ứng dụng công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động của thư viện.
  1. Triển khai thực hiện
  1. Xây dựng và thực hiện các quy định, quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu quản lý CSVC;
  2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt;
  3. Tổ chức, thực hiện công tác quản lý tài sản; vận hành, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường;
  4. Quản lý việc cung ứng phòng học, phòng họp và thiết bị liên quan, theo dõi dịch vụ cho đơn vị ngoài thuê cơ sở vật chất;
  5. Cung cấp CSVC, trang thiết bị bảo đảm các điều kiện giảng dạy và học tập phù hợp điều kiện tiếp cận với người khuyết tật;
  6. Thực hiện các yêu cầu phục vụ hội nghị, hội thảo từ các đơn vị của Trường;
  7. Thương lượng, đề xuất ký kết và quản lý hợp đồng dịch vụ: thuê cơ sở, sân bãi; điện, nước; vệ sinh, rác thải, cây xanh; bảo vệ, bãi xe; căn tin; photocopy và các dịch vụ thuê, cho thuê ngoài khác có liên quan; cung cấp văn phòng phẩm, danh thiếp, nước uống, trái cây…;
  8. Quản lý việc đảm bảo tiêu chí “xanh – sạch – đẹp”, duy trì an ninh, trật tự tại tất cả các cơ sở của Trường;
  9. Bảo trì, vận hành hệ thống M&E;
  10. Xây dựng, vận hành, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối đối với dữ liệu; đầu mối xử lý sự cố CNTT trong Nhà trường;
  11. Triển khai và quản trị xuyên suốt, hiệu quả hệ thống trung tâm dữ liệu, tối ưu hóa dữ liệu;
  12. Chủ trì triển khai các ứng dụng, nền tảng và giải pháp CNTT phù hợp với nhu cầu thực tế của Trường;
  13. Quản lý tài sản CNTT của Nhà trường (phần mềm, phần cứng, bản quyền);
  14. Nghiên cứu để tiếp cận và ứng dụng các giải pháp công nghệ giáo dục vào công tác chuyên môn, công tác quản lý của Trường;
  15. Xây dựng các tiện ích tích hợp, bảo trì, quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống giải pháp tổng thể ERP PeopleSoft của Trường;
  16. Báo cáo định kỳ và đột xuất về hệ thống công nghệ thông tin;
  17. Tổ chức, quản lý và phát triển các sản phẩm, ấn phẩm sách, báo, tài liệu tham khảo, chuyên khảo, dịch vụ thông tin hiện đại, chuyên sâu đến giảng viên, nhân viên, người học và độc giả trong và ngoài Trường;
  18. Tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin – tư liệu trong thư viện; xây dựng quy trình và/hoặc hướng dẫn người dùng tin sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin của Thư viện;
  19. Xây dựng cổng thông tin điện tử của thư viện, giúp độc giả tiếp cận nguồn tài nguyên và dịch vụ của thư viện mọi lúc, mọi nơi, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu từ xa;
  20. Thực hiện các dịch vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà, hỗ trợ cung cấp tài liệu theo yêu cầu, cung cấp các dịch vụ thông tin chuyên sâu phục vụ nghiên cứu, trích dẫn và quản lý tài liệu tham khảo, kiểm tra đạo văn cho các công trình học thuật;
  21. Thu nhận, lưu trữ sách, giáo trình, học liệu, bài giảng và các loại hình tài liệu khác; các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, kỷ yếu hội nghị, hội thảo,… do các đơn vị trong Trường chủ trì và/hoặc do GVNV, sinh viên Nhà trường thực hiện;
  22. Phát triển mối quan hệ với các tổ chức, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước trong lĩnh vực thông tin thư viện nhằm mục đích trao đổi, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của nhân sự thuộc Thư viện; tham gia hoạt động trong Liên hiệp thư viện các trường đại học trong nước và quốc tế.
  1. Giám sát, kiểm tra, phối hợp
  1. Hỗ trợ các đơn vị, người học tiếp cận, sử dụng cơ sở vật chất, tiện ích phục vụ nhu cầu giảng dạy, làm việc và học tập tại Nhà trường;
  2. Định kỳ phối hợp tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống cháy nổ theo quy định pháp luật;
  3. Phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trật tự, an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật và Nhà trường;
  4. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc mua sắm, cung cấp và quản lý CSVC, trang thiết bị, tài sản,…
  5. Việc thực hiện các giải pháp an ninh dữ liệu, quản trị dữ liệu;
  6. Công tác triển khai các dự án về CNTT của các đơn vị;
  7. Phối hợp cùng các Trưởng đơn vị trong quá trình xây dựng, triển khai các chương trình về CNTT liên quan;
  8. Tư vấn lựa chọn các giải pháp phần mềm và nhà cung cấp;
  9. Hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng.
  10. Việc sử dụng dịch vụ do Thư viện cung cấp cho người đọc;
  11. Hướng dẫn người dùng tin tra cứu thông tin cơ bản và nâng cao; giúp người dùng tin tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện hiệu quả.
  1. Quyền hạn
  1. Đề xuất tuyển dụng nhân sự của Phòng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự thuộc phạm vi quản lý;
  2. Đề nghị các đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
  3. Đề xuất quy trình phối hợp với các đơn vị nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc;
  4. Đề xuất ký kết và giám sát thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ ngoài. Đề xuất và vận hành các phương tiện giám sát an ninh phù hợp;
  5. Kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của Nhà trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng;
  6. Các quyền hạn khác theo phân công, ủy quyền của Hiệu trưởng;
  7. Đề xuất tuyển dụng nhân sự của Phòng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự thuộc phạm vi quản lý;
  8. Đề nghị các đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
  9. Đề xuất quy trình phối hợp với các đơn vị thuộc Trường nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc;
  10. Kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của Nhà trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng.
  11. Các quyền hạn khác theo phân công, ủy quyền của Hiệu trưởng.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỊNH BIÊN

  1. Cơ cấu tổ chức

Phòng Quản lý cơ sở vật chất – Công nghệ thông tin và Thư viện có 01 Trưởng phòng và không quá 01 Phó trưởng phòng. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và các bộ phận phụ trách tại các cơ sở của Trường:

-Bộ phận Quản lý tài sản;

-Bộ phận Kỹ thuật, bảo trì, bảo hành;

-Bộ phận Tạp vụ (Cleaner);

-Bộ phận cây xanh;

-Bộ phận bảo vệ;

-Bộ phận Hạ tầng thiết bị;

-Bộ phận Phần mềm ứng dụng quản lý và đào tạo.

-Bộ phận thư viện.

  1. Định biên

Số lượng nhân sự Phòng được Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch hàng năm.