Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 

I.VAI TRÒ, CHỨC NĂNG

Phòng Đào tạo đại học – Nghiên cứu khoa học là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám hiệu, đồng thời là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ về công tác đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học; thực hiện việc xây dựng, phát triển, quản lý các chương trình đào tạo chính quy ở bậc đại học; đảm bảo quá trình tổ chức đào tạo của Trường được vận hành đúng theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường; Tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học.

II.NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

1. Tham mưu cho Ban Giám hiệu

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về học vụ liên quan đến đào tạo bậc đại học theo quy định hiện hành;

b) Xây dựng chiến lược đào tạo; đóng ngành/chuyên ngành không hiệu quả; mở ngành/chuyên ngành đào tạo mới;

c) Xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của Trường và đáp ứng yêu cầu xã hội;

d) Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nghiên cứu khoa học;

e) Điều phối nguồn lực và việc đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu khoa học tiềm năng;

f) Thiết lập và phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học liên ngành và liên quốc gia;

g) Quản lý, phát triển và hỗ trợ triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

2. Triển khai thực hiện

2.1. Công tác đào tạo

a) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập tổng thể theo từng năm học, học kỳ cho các loại hình đào tạo bậc đại học. Lập kế hoạch thi học kỳ và lịch thi học kỳ cụ thể;

b) Tổ chức, triển khai kế hoạch giảng dạy và học tập;

c) Tổ chức cho sinh viên đăng ký khối lượng học tập theo hệ thống tín chỉ, quản lý thời khóa biểu cá nhân của sinh viên; tập huấn các cố vấn học tập;

d) Lập thời khoá biểu, bố trí phòng học; xác nhận việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên.

2.2. Công tác quản lý sinh viên, văn bằng, chứng chỉ

a) Quản lý kết quả tuyển sinh, kết quả học tập toàn khóa để xác nhân bảng điểm toàn khóa, xét tốt nghiệp;

b) Xem xét các loại văn bằng, chứng chỉ đầu vào và đề xuất miễn giảm môn học cho sinh viên;

c) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc xét chọn các học bổng, tài trợ cho sinh viên;

d) Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho sinh viên và thu hồi theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường.

2.3. Công tác nghiên cứu khoa học

a) Xây dựng chương trình và kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường;

b) Đóng vai trò đầu mối thiết lập quan hệ với các quỹ nghiên cứu khoa học và dự án trong nước và quốc tế, để giúp các nhóm và cá nhân nghiên cứu khoa học và dự án phát triển nguồn tài trợ cho các đề tài và dự án nghiên cứu, ứng dụng;

c) Phân tích các định hướng, tiềm năng, nhu cầu phát triển của Trường và của xã hội để làm cơ sở cho các nhóm và cá nhân nghiên cứu khoa học và dự án phát triển các chương trình hành động;

d) Tìm kiếm, khai thác và truyền thông các nguồn tài trợ nghiên cứu khoa học và dự án đến các nhóm và cá nhân nghiên cứu khoa học;

e) Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với với các đơn vị chuyên môn và chuyên gia trong và ngoài Trường để tổ chức các khoá tập huấn, hội thảo, hội nghị về nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;

f) Thu thập thông tin đầu tư và kết quả nghiên cứu khoa học và phân tích hiệu quả đầu tư;

g) Đánh giá và báo cáo cho Ban Giám hiệu về hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để làm cơ sở điều chỉnh, xây dựng kế hoạch của Trường;

h) Mở rộng hợp tác nghiên cứu giữa Trường với các cơ quan, tổ chức ngoài nước để phát triển các chương trình và nhóm nghiên cứu khoa học;

k) Cập nhật và phổ biến đến các đơn vị chuyên môn các mô hình và phương pháp đào tạo tiên tiến và khả thi của các cơ quan, tổ chức ngoài nước.

3. Giám sát, kiểm tra, phối hợp

a) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo và lịch trình giảng dạy của giảng viên; xác nhận việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên;

b) Phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm đào tạo;

c) Tham gia với các đơn vị để tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên hàng năm;

d) Giám sát và đánh giá quá trình, tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch và chất lượng của các nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ;

e) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ, nhân viên, giảng viên và sinh viên có thành tích tốt trong công tác nghiên cứu khoa học;

f) Phối hợp tổ chức thu thập thông tin khoa học, xây dựng và quản lý việc biên soạn, phát hành nội san, tập san làm tài liệu học tập, sách tham khảo phục vụ công tác giảng dạy;

g) Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung nghiên cứu khoa học;

h) Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn GVNV thực hiện các nội dung về nghiên cứu khoa học.

4. Quyền hạn

a) Đề xuất tuyển dụng nhân sự của Phòng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự thuộc phạm vi quản lý;

b) Đề nghị các đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng;

c) Đề xuất quy trình phối hợp với các đơn vị thuộc Trường nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc;

d) Kiến nghị các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của Nhà trường về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng;

e) Các quyền hạn khác theo phân công, ủy quyền của Hiệu trưởng.

 

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Cơ cấu tổ chức

Phòng Đào tạo đại học – Nghiên cứu khoa học có Trưởng phòng và không quá 01 Phó Trưởng phòng. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:

– Bộ phận Học vụ;

– Bộ phận Kế hoạch đào tạo;

– Bộ phận Cấu trúc chương trình;

– Bộ phận Quản lý hồ sơ sinh viên;

– Bộ phận Quản lý khoa học.

2. Định biên

Số lượng nhân sự Phòng được Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch hành động hằng năm.