Khoa Kinh tế - Quản trị - Luật
CTĐT ngành Luật kinh tế Khoá 2021
Tên chương trình : Chương trình đào tạo Cử nhân Luật Kinh tế
Trình độ đào tạo : Đại học
Ngành đào tạo : Luật Kinh tế
Mã ngành đào tạo : 7380107
Loại hình đào tạo : Chính quy
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1 Giới thiệu về chương trình đào tạo
Luật Kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là ngành học được thiết kế theo chương trình để cung cấp cho sinh viên các kiến thức từ đại cương đến nâng cao về các khái niệm, hiểu biết và các thể chế nguyên tắc hay quy tắc làm nền tảng để theo đuổi trật tự kinh tế thương mại, là hệ thống các quy phạm pháp Luật được nhà nước ban hành để theo dõi và quản lý những phát sinh trong các mối quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể với nhau. Ngoài ra Luật Kinh tế ra đời còn để duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và giao thương ổn định giữa trong tế và quốc tế.
1.2 Thông tin chung về chương trình đào tạo
Tên chương trình: Chương trình đào tạo luật kinh tế
Trình độ đào tạo: Đại học hệ Chính quy
Ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Luật kinh tế
+ Tiếng Anh: Economic Law
Mã số: 7380107
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo : 4 năm ( 8 học kỳ )
Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
Khoa phụ trách: Khoa Luật
Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân Luật Kinh tế
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Economic Law
2. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Tầm nhìn- sứ mạng- mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông :
2.1.1 Tầm nhìn :
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông phát triển thành một đại học thông minh, đa ngành, đa lĩnh vực, theo định hướng ứng dụng. Trường đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành trường đại học mạnh, dẫn đầu về kỹ thuật – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực phía Nam, được các đối tác trong nước và quốc tế tín nhiệm, được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín.
2.1.2 Sứ mệnh :
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông là nơi đào tạo nguồn nhân lực bậc cao có chất lượng, bồi dưỡng người học có kỹ năng, tri thức và tư duy đổi mới, sáng tạo để làm chủ, quản lý, và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại.
2.1.3 Mục tiêu chiến lược
– Tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp:
Người học của Trường có tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. MIT là một tổ chức đổi mới trong thị trường giáo dục. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ các giảng viên và người học nỗ lực và chấp nhận rủi ro khi đưa tư tưởng của họ ra thị trường.
– Môi trường trải nghiệm tuyệt vời cho người học:
Môi trường trải nghiệm của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông sẽ giúp các bạn trẻ là người học thực sự trưởng thành ngay trong thời gian học tập tại Trường. Một môi trường với cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, khuôn viên rộng lớn, thanh bình. Môi trường học tập với phương pháp giảng dạy và hướng dẫn trải nghiệm hiện đại với cách tiếp cận AI, làm trước, học sau, đi từ data đến thuật toán. Người học sẽ được truyền cảm hứng để khát khao trải nghiệm, chuyển từ “thầy hỏi trò” sang “trò hỏi thầy” là chính. Bên cạnh đó, việc gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tăng tính thực hành và trải nghiệm thực tiễn cho người học, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp người học khởi nghiệp.
– Môi trường thông minh:
MIT tạo ra một môi trường giảng dạy và học tập thông minh. Môi trường này tạo ra người học có một tinh thần đổi mới sáng tạo cao.
– Tự do và liêm chính học thuật:
Trường tôn trọng tự do hàn lâm. Các giảng viên ứng xử theo nguyên tắc liêm chính học thuật và tuân thủ các quy tắc nghiên cứu khoa học chuẩn.
2.2 Tầm nhìn – sứ mệnh của khoa
Đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan Nhà nước, trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt quá trình đào tạo, mục tiêu của Nhà trường là xây dựng, đào tạo kiến thức cho các sinh viên một cách hệ thống, chuyên nghiệp, tạo môi trường rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời được trang bị những kiến thức cơ bản và những năng lực đủ để nghiên cứu và xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở góc độ khoa học pháp lý.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông sẽ có nhiều cơ hội để trở thành các chuyên gia kinh tế am hiểu pháp luật trong kinh doanh, đủ khả năng đảm nhận những vị trí công tác liên quan đến hoạt động kiểm soát, pháp chế tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, với những nỗ lực nhất định, các cử nhân có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan tư pháp (điều tra, kiểm sát các vụ việc kinh tế – thương mại), các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn, bổ trợ pháp luật hoặc các tổ chức phi chính phủ khác.
2.3 Mục tiêu chương trình:
– Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có kiến thức cơ bản về hệ thống luật pháp Việt Nam nói chung và nắm vững kiến thức chuyên môn về pháp luật trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng kiến thức về kinh tế học. Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế cũng có những hiểu biết nhất định về pháp luật thương mại quốc tế.
– Về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có những kỹ năng:
+ Kỹ năng tư duy pháp lý: tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết
+ Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại
+ Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh
+ Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
+ Kỹ năng tổ chức các sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới.
– Về thái độ
+ Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế phải là người tôn trọng luật pháp, có ý thức tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Ý thức trách nhiệm công dân tốt, hết lòng phục vụ tổ quốc, lối sống lành mạnh phù hợp bản sắc dân tộc.
+ Phương pháp làm việc khoa học, cầu tiến không ngừng học tập nâng cao trình độ; năng động sáng tạo trong giải quyết công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống
3. Chuẩn đầu ra
-
- Về kiến thức
Sau khi tốt nghiệp , người học làm chủ được kiến thức chuyên ngành Luật Kinh tế, có thể đảm nhiệm công việc với tư cách là luật gia. Người học có tư duy phản biện, kiến thức chuyên ssaau ở lĩnh vực Luật Kinh tế để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tụ nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ.
Bên cạnh đó, người học có thể bổ sung kiến thức tổng quát về kinh doanh – thương mại, kiến thức quản lý để giải quyết vấn đề thực tiễn về đầu tư, kinh doanh tại doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và hội nhập mang tính quốc tế.
-
- Về kỹ năng
Người học có kỹ năng xử lý tình huống, có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thực nghiệm những giải pháp mới, phản biện và nhận thức đa chiều để tìm hướng giải quyết vấn đề pháp lý đa dạng, phức tạp, xung đột trong môi trường liên tục thay đổi và phát triển. Bên cạnh đó, người học có kỹ năng lập luận, hùng biện, đàm phán, thương lượng giải quyết vấn đề.
Người học có trình độ ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ thể trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo, có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường.
-
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Bảng 1 : Ma trân tich hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình
Bảng 2 : Bảng các chỉ báo chuẩn đầu ra
Ký hiệu |
Chuẩn đầu ra Chương trình |
Trình độ năng lực (TĐNL) |
a |
Kiến thức |
|
PLO1 |
Phân tích được kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng chuyên ngành luật kinh tế |
4 |
PLO1.1 |
Phân tích được kiến thức lý luận và thực tiễn chuyên ngành luật kinh tế để vận dụng vào công tác thực tế chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO1.2 |
Phân tích được kiến thức lý luận và thực tiễn các ngành luật cơ bản để vận dụng vào công tác thực tế chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO2 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về an ninh – quốc phòng, khoa học chính trị, khoa học xã hội |
3 |
PLO2.1 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất & an ninh – quốc phòng vào công tác thực tế chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO2.1 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về khoa học chính trị vào công tác thực tế chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO2.3 |
Áp dụng kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, quản trị vào công tác thực tế chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO3 |
Áp dụng kiến thức công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO3.1 |
Áp dụng kiến thức tin học đại cương trong học tập, nghiên cứu pháp luật |
3 |
PLO3.2 |
Áp dụng kiến thức về công nghệ thông tin, mạng Internet trong hoạt động chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO4 |
Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động thực thi pháp luật |
3 |
PLO4.1 |
Áp dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động thực thi nghề luật |
3 |
PLO4.2 |
Áp dụng kiến thức về giám sát các hoạt động thực thi pháp luật |
3 |
PLO5 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO5.1 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về quản lý hoạt động chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO5.2 |
Áp dụng kiến thức cơ bản về điều hành hoạt động chuyên môn nghề luật |
3 |
b |
Kỹ năng |
|
PLO6 |
Tư vấn, giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực pháp luật kinh tế |
4 |
PLO6.1 |
Tư vấn các giải pháp, biện pháp để giải quyết các vụ việc phức tạp trong lĩnh vực pháp luật kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân |
4 |
PLO6.2 |
Tư vấn hợp đồng dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động |
4 |
PLO7 |
Khởi nghiệp nghề luật, tạo việc làm cho mình và người khác |
4 |
PLO7.1 |
Khởi nghiệp nghề luật |
4 |
PLO7.2 |
Tìm kiếm đối tác hợp tác, khách hàng, tạo việc làm cho bản thân và người khác |
4 |
PLO8 |
Lập luận, tranh luận, phản biện, bảo vệ và sử dụng các giải pháp để giải quyết các quan hệ pháp luật kinh tế |
4 |
PLO8.1 |
Lập luận, tranh luận, phản biện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan |
4 |
PLO8.2 |
Bảo vệ lẽ phải, sự công bằng, thượng tôn pháp luật |
4 |
PLO9 |
Kiểm tra chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm |
4 |
PLO9.1 |
Kiểm tra chất lượng công việc chuyên môn nghề nghề luật sau khi hoàn thành |
4 |
PLO9.2 |
Phân tích tính hiệu quả của qui trình, thủ tục giải quyết công việc chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO10 |
Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp |
4 |
PLO10.1 |
Truyền đạt các vấn đề cần giải quyết và giải pháp thực thi trong hoạt động chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO10.2 |
Phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện công việc chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO11 |
Nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh đạt mức trình độ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam |
3 |
PLO11.1 |
Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp cơ bản và trao đổi thông tin pháp luật |
3 |
PLO11.2 |
Sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu được nội dung các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành luật kinh tế |
3 |
c |
Mức độ tự chủ và trách nhiệm |
|
PLO12 |
Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi của nghề luật, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong hành nghề luật |
3 |
PLO12.1 |
Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong hành nghề luật |
3 |
PLO12.2 |
Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong hành nghề luật |
3 |
PLO13 |
Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định |
3 |
PLO13.1 |
Hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong công tác chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO13.2 |
Giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong công tác chuyên môn nghề luật |
3 |
PLO14 |
Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và bảo vệ quan điểm cá nhân |
5 |
PLO14.1 |
Đưa ra kết luận phù hợp qui định pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế |
3 |
PLO14.2 |
Bảo vệ được quan điểm cá nhân về các vấn đề liên quan chuyên ngành luật kinh tế |
5 |
PLO15 |
Lập kế hoạch để quản lý, điều phối các nguồn lực phục vụ công tác chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO15 |
Lập kế hoạch để quản lý, điều phối các nguồn lực phục vụ công tác chuyên môn nghề luật |
4 |
PLO15 |
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác chuyên môn nghề luật |
4 |
- VỊ TRÍ VIỆC LÀM
+ Làm Luật sư sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và có chứng chỉ theo quy định.
+ Làm tại bộ phận pháp chế, bộ phận tư vấn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp, bảo vệ được quyền lợi của mình khi giao dịch trong và ngoài nước, xử lí các vấn đề khi xảy ra tranh chấp.
+ Làm hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế… Ngoài ra sinh viên còn có thể học nâng cao trình độ, học chuyên sâu sau khi tốt nghiệp.
+ Các cơ quan Nhà nước: Sở Tư pháp, phòng Kinh tế, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp; Hội đồng Nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; Công an, Thanh tra, Thi hành án, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Cục Thuế, Hải quan…
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT XEM TẠI ĐÂY