CTĐT ngành Kế toán 2022

Thông tin chung về chương trình đào tạo

*Giới thiệu về chương trình đào tạo

Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy và học tập hướng đến đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại kinh tế công nghiệp hóa. Chương trình đào tạo Ngành Kế toán tại Đại học Công Nghệ Miền Đông được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn của xã hội. Cụ thể chương trình đào tạo Ngành Kế toán chuẩn được Bộ giáo dục và đào tạo quy định và ban hành, được tham chiếu chương trình của các trường đại học lớn tại Việt Nam, đem đến kiến thức cơ sở và toàn diện về kế toán, kiểm toán, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng.

  1.  * Mục tiêu chương trình

PG1: Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kế toán có kiến thức kinh tế cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành về kế toán, có khả năng phân tích, đánh giá các nghiệp vụ kinh tế, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực kế toán, và quản trị tài chính, ứng dụng các phần mềm phục vụ hoạt động kế toán và tổ chức bộ máy kinh doanh cho các tổ chức. Có khả năng thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán để đáp ứng các nhu cầu về thông tin kế toán trong xã hội.

PG2: Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Kế toán thành thạo về tiếng Anh, tin học, kỹ năng chuyên và các kỹ năng bổ trợ như kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình để tổ chức và triển khai các hoạt động kế toán.

PG3: Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trách nhiệm xã hội; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự nghiên cứu, tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc về kế toán; có cơ hội tiếp tục học tập nghiên cứu ở các bậc đào tạo cao hơn.

Chuẩn đầu ra của chương trình

Chuẩn đầu ra chương trính được tích hợp với mục tiêu của chương trình như Bảng 1

Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

Mục tiêu CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO10
PG1 X X X X X X X      
PG2               X X  
PG3                   X

Chuẩn đầu ra đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và đánh giá chương trình đào tạo. Các chỉ báo đánh giá của từng chuẩn đầu ra được dùng làm tham chiếu để đánh giá chuẩn  đầu ra của chương trình (xem Bảng 2).

Bảng 2. Bảng các chỉ báo của chuẩn đầu ra

Mã hóa Chuẩn đầu ra (PLO) Chuẩn đầu ra chương trình
A Chuẩn về kiến thức
 

PLO1

Vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị để phân tích và giải quyết các vấn đề vào ngành kế toán.

Hoàn thành các kiến thức an ninh quốc phòng và kiến thức giáo dục thể chất để tự rèn luyện về tinh thần và thể chất.

 

PLO2

Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán, pháp luật, kinh tế học, quản trị, tài chính, thống kê, marketing, ngoại thương, phương pháp NCKH để khám phá, giải thích và dự đoán hoạt động kế toán.
PLO3 Xác định một cách hiệu quả nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán khác nhau.
PLO4 Áp dụng các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, quy định kế toán và các thông lệ kế toán nhằm phân tích cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định.
PLO5 Đánh giá hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
PLO6 Đánh giá hiệu quả hệ thống kế toán, và hệ thống kiểm soát nội bộ.
PLO7 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp.
B Chuẩn về kỹ năng
 

 

 

PLO8

Thể hiện thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản, hình ảnh

Vận dụng được khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, trong việc giải quyết các vấn đề kế toán nói riêng và kinh tế nói chung.

 

PLO9

Trình bày được các tình huống chuyên môn kế toán thông thường trong kinh doanh với ngôn ngữ là tiếng Anh.

Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học cơ bản trong nghiên cứu và thực hành công việc kế toán.

C Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm
 

PLO10

Tích cực tự nghiên cứu, học tập, tích lũy và khả năng học tập trọn đời.

Thể hiện được đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.

VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU TỐT NGHIỆP

Với chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học phục vụ cho tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu đào tạo của Khoa Kinh tế – Quản trị – Luật sinh viên tốt nghiệp Ngành Kế toán thể hiện đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm công việc và phát triển nghề nghiệp với tư cách là chuyên gia toàn diện trong lĩnh vực kế toán.

Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kế toán có cơ hội lựa chọn công việc rất đa dạng như: Chuyên viên kế toán, kiểm toán, giao dịch viên ngân hàng, kiểm soát viên, cán bộ thuế,  nhân viên môi giới chứng khoán, thủ quỹ, tư vấn tài chính tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực.

Khoảng 5 năm sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhiệm các vị trí cao hơn như kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, giám đốc tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; có thể tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo kinh tế.

Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh và các phương tiện điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh.

Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước về chuyên ngành Kế toán để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về Kế toán tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT XEM