CTĐT ngành Kinh doanh quốc tế Khoá 2021

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    1.  Giới thiệu về chương trình đào tạo

Ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Công Nghệ Miền Đông đào tạo các kiến thức, kỹ năng và năng lực làm việc kinh doanh trong môi trường đa quốc gia của các tập đoàn kinh tế trên toàn cầu. Sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về hoạt động kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, quản trị công ty đa quốc gia, nhân sự – marketing – logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các bộ phận về kinh doanh, dự án, xuất nhập khẩu, đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.

    1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình(Programme): Cử nhân Kinh doanh quốc tế (Bachelor of international business)

Trình độ đào tạo (Level of education): Đại học (undergraduate)

Ngành đào tạo (Major):

+ Tiếng việt:  Kinh doanh quốc tế

+ Tiếng Anh: International business

Mã ngành (Code): 52340120

Loại hình đào tạo (Type of education): Chính quy (Full – time)

Đơn vị cấp bằng: Trường Đại Học Công Nghệ Miền Đông

Khoa phụ trách: Kinh tế – Quản lý

Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Cử nhân Kinh doanh quốc tế

+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in International Business

  1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
    1. Tầm nhìn – sứ mạng – mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
      1. Tầm nhìn

Trường Đại học Công nghệ Miền Đông phát triển với tầm nhìn là một trường đại học quốc tế, đa ngành, đa lĩnh vực với định hướng mũi nhọn là các ngành kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao và khoa học sức khỏe. Trường đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành trường đại học toàn cầu, dẫn đầu về kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sáng tạo của nước ta, được các đối tác trong nước và quốc tế tín nhiệm, được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế uy tín.

      1. Sứ mạng

Sứ mạng của Trường là giáo dục và đào tạo những cá nhân trở thành công dân toàn cầu, có kiến thức, năng lực và đam mê đóng góp để cải thiện bản thân và điều kiện xã hội, truyền cảm hứng cho thế hệ hiện tại và tiếp theo, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lâu dài đến sự phát triển nhân loại. Ngoài ra Trường Đại học Công nghệ Miền Đông cũng xác định là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng, tri thức và tư duy đổi mới, sáng tạo cho đất nước và đặc biệt cho khu vực miền Đông Nam Bộ và tỉnh Đồng Nai.

      1. Mục tiêu chiến lược

Tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp:

 Người học của Trường có tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. MIT là một tổ chức đổi mới trong thị trường giáo dục. Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ các giảng viên và người học nỗ lực và chấp nhận rủi ro khi đưa tư tưởng của họ ra thị trường.

             Môi trường trải nghiệm tuyệt vời cho người học:

Môi trường trải nghiệm của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông sẽ giúp các bạn trẻ là người học thực sự trưởng thành ngay trong thời gian học tập tại Trường. Một môi trường với cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, khuôn viên rộng lớn, thanh bình. Môi trường học tập với phương pháp giảng dạy và hướng dẫn trải nghiệm hiện đại với cách tiếp cận AI, làm trước, học sau, đi từ data đến thuật toán. Người học sẽ được truyền cảm hứng để khát khao trải nghiệm, chuyển từ “thầy hỏi trò” sang “trò hỏi thầy” là chính. Bên cạnh đó, việc gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội nhằm tăng tính thực hành và trải nghiệm thực tiễn cho người học, kết nối nguồn lực, đổi mới sáng tạo giúp người học khởi nghiệp.

             Môi trường thông minh:

            MIT tạo ra một môi trường giảng dạy và học tập thông minh. Môi trường này tạo ra người học có một tinh thần đổi mới sáng tạo cao.

       Tự do và liêm chính học thuật:

      Trường tôn trọng tự do hàn lâm. Các giảng viên ứng xử theo nguyên tắc liêm chính học thuật và tuân thủ các quy tắc nghiên cứu khoa học chuẩn.

    1. Tầm nhìn – Sứ mệnh Khoa

           2.2.1. Tầm nhìn

Khoa Kinh tế – Quản lý  phấn đấu trở thành một trong số những đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về Kinh tế, Quản trị ở Việt Nam đến năm 2030. Với các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

           2.2.2. Sứ mệnh

Khoa Kinh tế – Quản lý là nơi đào tạo nguồn nhân lực bậc cao có chất lượng. Bồi dưỡng người học có kỹ năng, tri thức và tư duy đổi mới, sáng tạo để làm chủ, quản lý, và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại. 

    1. Mục tiêu của chương trình
  • PG1: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Kinh doanh quốc tế hiểu kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn, pháp luật, an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất; có kiến thức chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và kinh doanh quốc tế.
  • PG2: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Kinh doanh quốc tế thành thạo về tiếng Anh, tin học, kỹ năng chuyên môn (bao gồm việc thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin kinh doanh) và các kỹ năng bổ trợ (bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tổng hợp kinh nghiệm, thuyết trình) để tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế như: quản trị thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế và mạng sản xuất toàn cầu tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. .
  • PG3: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trách nhiệm xã hội; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự nghiên cứu, tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc kinh doanh quốc tế; có cơ hội tiếp tục học tập nghiên cứu ở các bậc đào tạo cao hơn.

  1. CHUẨN ĐẦU RA

Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra sau:

3.1 Về kiến thức

Vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, CNXH khoa học, tư tưởng HCM và Lịch sử Đảng CSVN, hiểu biết về pháp luật Việt Nam vào phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn.

Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán kinh tế, pháp luật, kinh tế học, tài chính, kế toán, quản trị, thống kê, hệ thống thông tin quản lý và marketing, bảo hiểm để khám phá, giải thích và dự đoán hoạt động kinh doanh.

Hoàn thành các kiến thức an ninh quốc phòng và kiến thức giáo dục thể chất để tự rèn luyện về tinh thần và thể chất.

Nhận biết được những điểm khác biệt cơ bản trong tổ chức kinh doanh ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài .

Nắm bắt các đặc điểm và xu thế vận động trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm để tham gia, giải quyết và vận hành việc quản trị kinh doanh quốc tế.

Thực hành nghiên cứu, lựa chọn thị trường, nhận dạng và so sánh các phương án trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Đánh giá, dự đoán được các nhân tố tác động và đưa ra các gợi ý, ưu tiên trong việc ra quyết định và tổ chức các hoạt động kinh doanh quốc tế.

3.2 Về kỹ năng

Kỹ năng chuyên môn: Thực hành các phương pháp và kỹ thuật để thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin kinh doanh trong giải quyết các vấn đề kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

Kỹ năng bổ trợ: Xác định, phối hợp và thực hành các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tổng hợp kinh nghiệm, thuyết trình trong các tình huống kinh doanh và kinh doanh quốc tế.

Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên có thể hiểu được và viết được cơ bản các báo cáo về các chủ đề kinh doanh; đồng thời có khả năng giao tiếp, trình bày, xử lý các tình huống chuyên môn thông thường trong kinh doanh với ngôn ngữ là tiếng Anh.

Kỹ năng tin học: Sinh viên có khả năng sử dụng các ứng dụng tin học cơ bản trong nghiên cứu và thực hành công việc.

3.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Sinh viên có năng lực tự nghiên cứu, học tập, tích lũy và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. hiểu biết về trách nhiệm xã hội, các vấn đề đạo đức và quyền công dân, từ đó tự chịu trách nhiệm và áp dụng trong quản trị kinh doanh và cuộc sống cá nhân.

Chuẩn đầu ra chương trính được tích hợp với mục tiêu của chương trình như Bảng 1

Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

Chuẩn đầu ra đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và đánh giá chương trình đào tạo. Các chỉ báo đánh giá của từng chuẩn đầu ra được dùng làm tham chiếu để đánh giá chuẩn  đầu ra của chương trình (xem Bảng 2).

Mục
tiêu
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
PLO1 PLO2 PLO3 PLO4 PLO5 PLO6 PLO7 PLO8 PLO9 PLO PLO PLO12 PLO13 PLO
10 11 14
PG1 X X X X X X X X            
PG2                 X X X X    
PG3                         X

              Bảng 2. Bảng các chỉ báo của chuẩn đầu ra

Mã hóa Chuẩn đầu ra (PLO) Chuẩn đầu ra chương trình Trình độ năng lực

TĐNL (Bloom)

A Chuẩn về kiến thức  
PLO1 Vận dụng kiến thức cơ bản về lý luận chính trị Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, CNXH khoa học, tư tưởng HCM và Lịch sử Đảng CSVN, hiểu biết về pháp luật Việt Nam vào phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn. 3
PLO2 Vận dụng các kiến thức cơ bản về toán kinh tế, pháp luật, kinh tế học, tài chính, kế toán, quản trị, thống kê, hệ thống thông tin quản lý và marketing, bảo hiểm để khám phá, giải thích và dự đoán hoạt động kinh doanh. 3
PLO3 Hoàn thành các kiến thức an ninh quốc phòng và kiến thức giáo dục thể chất để tự rèn luyện về tinh thần và thể chất. 3
PLO4 Nhận biết được những điểm khác biệt cơ bản trong tổ chức kinh doanh ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài 3
PLO5 Nắm bắt các đặc điểm và xu thế vận động trong các lĩnh vực kinh doanh quốc tế 3
PLO6 Sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm để tham gia, giải quyết và vận hành việc quản trị kinh doanh quốc tế 4
PLO7 Thực hành nghiên cứu, lựa chọn thị trường, nhận dạng và so sánh các phương án trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế 4
PLO8 Đánh giá, dự đoán được các nhân tố tác động và đưa ra các gợi ý, ưu tiên trong việc ra quyết định và tổ chức các hoạt động kinh doanh quốc tế 5
B Chuẩn về kỹ năng  
PLO9 Kỹ năng chuyên môn: Thực hành các phương pháp và kỹ thuật để thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu và thông tin kinh doanh trong giải quyết các vấn đề kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng 4
PLO10 Kỹ năng bổ trợ: Xác định, phối hợp và thực hành các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, tổng hợp kinh nghiệm, thuyết trình trong các tình huống kinh doanh và kinh doanh quốc tế 4
PL11 Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên có thể hiểu được và viết được cơ bản các báo cáo về các chủ đề kinh doanh; đồng thời có khả năng giao tiếp, trình bày, xử lý các tình huống chuyên môn thông thường trong kinh doanh với ngôn ngữ là tiếng Anh. 4
PLO12 Kỹ năng tin học: Sinh viên có khả năng sử dụng các ứng dụng tin học cơ bản trong nghiên cứu và thực hành công việc. 4
C Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm  
PLO13 Sinh viên có năng lực tự nghiên cứu, học tập, tích lũy và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 3
PLO14 Sinh viên hiểu biết về trách nhiệm xã hội, các vấn đề đạo đức và quyền công dân, từ đó tự chịu trách nhiệm và áp dụng trong quản trị kinh doanh và cuộc sống cá nhân. 3

4. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC SAU TỐT NGHIỆP

Với chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học phục vụ cho tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu đào tạo của Khoa Kinh tế – Quản lý  sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế thể hiện đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm công việc và phát triển nghề nghiệp với tư cách là chuyên gia toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh.

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có thể công tác ở các vị trí như: Cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc điều hành kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp quốc tế, liên doanh và các tổng công ty, các tập đoàn đa và xuyên quốc gia; Các cơ quan hoạch định chính sách kinh… và có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

Có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về tài chính và kinh doanh, đặc biệt là những vấn đề kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.

Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh và các phương tiện điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh.

Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước về chuyên ngành Kinh doanh quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về kinh doanh quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ:

Chương trình gồm 120 tín chỉ, trong đó có 107 tín chỉ bắt buộc, 13 tín chỉ tự chọn (không tính giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng). Cụ thể

KHỐI KIẾN THỨC KIẾN THỨC BẮT BUỘC KIẾN THỨC TỰ CHỌN TỔNG
Kiến thức giáo dục đại cương 26 4 30
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 75 9 84
– Kiến thức cơ sở ngành 42 6  
– Kiến thức ngành 33 3  
Thực tập tốt nghiệp hoặc khóa luận  6   6
Tổng khối lượng 107 13 120